Bảo vệ người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự

 

Khi hai bên giao kết một giao dịch dân sự, đôi khi bên thứ ba thường phải chịu thiệt hại do giao dịch đó. Trong giao dịch dân  sự bên thứ ba có thể bị bất lợi trong một số trường hợp nhất định, làm sao để bảo vệ quyền lợi cho bên thứ ba ngay tình và những bất lợi của họ khi tham gia giao dịch dân sự. Có những trường hợp mà giao dịch bảo vệ cho bên thứ ba có thể được khởi kiện không? Hãy cùng Golden Law tìm hiểu về vấn đề này!

  1. Khái niệm về người thứ ba ngay tình

Trong giao dịch dân sự, người thứ ba ngay tình được hiểu là người chiếm hữu có căn cứ pháp lý đối với tài sản nhưng không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật. Họ tin rằng mình có quyền quyết định đối với tài sản mà mình đang chiếm hữu.

Theo quy định tại Điều 180 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về việc chiếm hữu ngay tình Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu”.

Như vậy, người chiếm hữu ngay tình họ phải có căn cứ chứng minh tài sản họ có được là ngay tình trong các giao dịch dân sự.

  1. Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình

Theo quy định tại Điều 133 Bộ luật Dân sự thì quyền lợi của người thứ ba ngay tình được pháp luật bảo vệ trong hai trường hợp:

 

Thứ nhất: Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167 của Bộ luật này.

 

Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thứ ba sở hữu ngay tình trong trường hợp đối tượng tài sản là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu, được chuyển giao thông qua giao dịch dân sự. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người thứ ba ngay tình gặp bất lợi về việc chiếm hữu ngay tình, khi đối tượng giao dịch là tài sản bị đánh cắp hoặc bị mất và đối tượng giao dịch không có đền bù. Do đó, người ngay tình buộc phải trả lại tài sản cho người sở hữu. Điều này được quy định tại Điều 167 Bộ Luật dân sự 2015 về quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tìnhChủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu”.

Theo quy định trên đây thì quyền lợi của người thứ ba sẽ không được bảo vệ khi chủ sở hữu đòi lại tài sản mà tài sản đó là động sản không phải đăng ký do người chiếm hữu ngay tình có được thông qua hợp đồng không có đền bù hoặc tài sản đó là động sản đã bị lấy cắp, bị mất hoặc bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.

 

Thứ hai:  Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.

 

Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa.

 

Như vậy, trong trường hợp đối tượng giao dịch tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tài sản này được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình, sau đó người này đến cơ quan đăng ký quyền sở hữu thì giao dịch giữa người chuyển giao và người được chuyển giao chiếm hữu ngay tình không bị vô hiệu. Tuy nhiên, tài sản chưa được người chiếm hữu ngay tình đăng ký tại cơ quan nhà nước thì giao dịch của người chuyển giao và người được chuyển giao ngay tình bị vô hiệu.

 

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 133 Bộ Luật dân sự thì “Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại, nếu có”. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình. Chủ sở hữu có thể khởi kiện và đòi bồi thường thiệt hại đối với chủ thể gây lỗi.

Tóm lại, theo quy định trên việc bảo vệ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp tài sản chiếm hữu có căn cứ pháp luật, tài sản phải được người chiếm hữu ngay tình đăng ký tại cơ quan nhà nước (đối với tài sản bắt buộc đăng ký). Đối với trường hợp tài sản không cần đăng ký thì tài sản đó phải thông qua hợp đồng có đền bù thì người chiếm hữu ngay tình sẽ được bảo vệ.

Hãy liên hệ với GoldenLaw để được tư vấn và hỗ trợ các vấn pháp lý về dân sự, lao động, hôn nhân gia đình. Các Luật sư của chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ pháp lý nhanh chóng nhằm đưa ra cho khách hàng những giải pháp pháp lý tối ưu.

 

Hotline 24/7: 0938 657 775 (Zalo)

Email: tuvangolden@gmail.com

Website: www.goldenlaw.vn

Địa chỉ: 28/12B đường 32, phường Linh Đông, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh

 

 

Xem thêm:
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon