Đại dịch Covid-19 cũng như cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu dẫn đến nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm nhân sự hoặc giảm thu nhập của người lao động cho sự sống còn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc cắt giảm nhân sự này không được tiến hành tùy tiện mà phải phù hợp với quy định của pháp luật nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động. Hãy cùng GoldenLaw tìm hiểu một số quy định pháp luật liên quan đến các trường hợp người sử dụng lao động có thể thực hiện việc cắt giảm lao động như sau:
- Chấm dứt hợp đồng lao động theo khoản 3 Điều 34 Bộ luật lao động 2019:
“Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động”.
Đây là phương án tối ưu nhất để doanh nghiệp thực hiện cắt giảm lao động, hạn chế tối đa các rủi ro về mặt pháp lý. Giữa người sử dụng lao động và người lao động phải có văn bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động. Nếu doanh nghiệp thực hiện theo phương án này thì phải thực hiện chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định tại Điều 46 Bộ luật lao động 2019 và Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020, thực hiện trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động theo Điều 48 Bộ luật lao động 2019.
- Người sử dụng lao động có thể thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 36 Bộ luật lao động 2019
“c) Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;”
Hiện nay các doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đang áp dụng phương án này, lưu ý rằng để thực hiện theo cách này doanh nghiệp cần cần lưu ý như sau:
– Thứ nhất: về điều kiện để chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp này là doanh nghiệp phải chứng minh được là do dịch bệnh, làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn và đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc.
– Thứ hai: về trình tự thủ tục:
+ Phải có văn bản họp với Ban chấp hành công đoàn về những khó khăn, các biện pháp khắc phục và thời hạn khắc phục nhưng doanh nghiệp vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc.
+ Doanh nghiệp phải công khai với người lao động về những khó khăn và giải pháp khắc phục đã thực hiện.
+ Doanh nghiệp thực hiện thông báo chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 36 và Điều 45 Bộ luật lao động 2019.
+ Thực hiện trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 48 Bộ luật lao động 2019.
- Chấm dứt hợp dứt hợp động trong trường hợp cắt giảm nhân sự do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế theo Điều 42 Bộ luật lao động 2019:
“1. Những trường hợp sau đây được coi là thay đổi cơ cấu, công nghệ:
- a) Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;
- b) Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
- c) Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm.
- Những trường hợp sau đây được coi là vì lý do kinh tế:
- a) Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế;
- b) Thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước khi cơ cấu lại nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế”
Như vậy, khi người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc doanh nghiệp rơi vào tình trạng không có đơn hàng, bắt buộc họ phải thu hẹp sản xuất thì họ có quyền cắt giảm nhân sự, tuy nhiên, người sử dụng lao động bắt buộc phải thực hiện theo quy trình sau:
– Phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động có sự tham gia của Công đoàn cơ sở theo quy định Điều 44 Bộ luật lao động 2019.
– Phải có văn bản trao đổi với Công đoàn cơ sở về việc cho thôi việc đối với người lao động theo quy định tại khoản 6 Điều 42 Bộ luật lao động 2019
– Phải gửi thông báo bằng văn bản cho UBND tỉnh trước 30 ngày khi tiến hành cắt giảm lao động và người lao động theo quy định tại khoản 6 Điều 42 Bộ luật lao động 2019. Nội dung thông báo bao gồm: Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động, tổng số lao động; số lao động cho thôi việc, lý do cho người lao động thôi việc; thời điểm người lao động thôi việc, kinh phí dự kiến chi trả trợ cấp mất việc làm.
– Thực hiện trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 47 Bộ luật lao động 2019 và Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020, thực hiện trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 48 Bộ luật lao động 2019.
Hãy liên hệ với GoldenLaw để được tư vấn và hỗ trợ các vấn pháp lý về đất đai, dân sự, lao động, hôn nhân gia đình. Các Luật sư của chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ pháp lý nhanh chóng nhằm đưa ra cho khách hàng những giải pháp pháp lý tối ưu.
Hotline 24/7: 0938 657 775 (Zalo)
Email: tuvangolden@gmail.com
Website: www.goldenlaw.vn
Địa chỉ: 28/12B đường 32, phường Linh Đông, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh