Chồng cá độ bóng đá dẫn đến nợ nần thì người vợ có phải chịu trách nhiệm đối với khoản nợ đó không?

 

Hiện nay, với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ thông tin, các hành vi đánh bạc, cá độ diễn ra ngày càng cao. Những vụ việc này cho thấy, tội phạm cá độ trên không gian mạng có xu hướng diễn biến phức tạp, nhất là trong thời gian diễn ra giải Bóng đá thế giới World Cup 2022. Vậy trong trường hợp chồng cá độ bóng đá dẫn đến nợ nần thì người vợ có phải chịu trách nhiệm trả khoản nợ đó không? Hãy cùng GoldenLaw tìm hiểu.

  1. Các hình thức xử lý đối với hành vi cá độ đá banh

Theo điểm c khoản 2 Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi đánh bạc trái phép

“Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Cá cược trái phép trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí hoặc các hoạt động khác”. Ngoài xử phạt vi phạm hành chính thì hành vi cá độ vẫn bị xử lý hình sự khi hành vi do vi phạm bị xử lý nhiều lần theo Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung bởi khoản 120 điều 1 Bộ Luật tố tụng hình sự 2017 như sau: “Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”

Như vậy, cá độ là hành vi mà pháp luật cấm, mọi cá nhân tham gia đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào cũng bị xử lý theo pháp luật. Tuy nhiên tùy theo mức độ vi phạm mà có các hình thức xử lý khác nhau. Người vi phạm bị xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp giá trị tiền hoặc bằng hiện vật cá cược từ dưới 2.000.000 đồng, đối với các trường hợp giá trị cá cược từ 2.000.000 đồng trở lên thì người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo từng mức độ vi phạm.

  1. Chế độ tài sản sau khi kết hôn

Theo quy định tại Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng:

“Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng”.

Bên cạnh đó theo Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình 2014 tài sản riêng của vợ, chồng

Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.

Việc xác định tài sản riêng hay tài sản chung của vợ chồng nhằm đảm bảo quyền lợi đối với các trường hợp xảy ra mâu thuẫn liên quan đến nghĩa vụ của hai bên trong thời kỳ hôn nhân.

  1. Nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng

Theo quy định tạ Điều 37 Luật hôn nhân và gia đình 2014

Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:

  1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
  2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
  3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
  4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
  5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
  6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.

Tại Điều 45 Luật hôn nhân và gia đình 2014 nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng

Vợ, chồng có các nghĩa vụ riêng về tài sản sau đây:

  1. Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn;
  2. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định tại khoản 4 Điều 44 hoặc quy định tại khoản 4 Điều 37 của Luật này;
  3. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình;
  4. Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.

Như vậy, theo quy định pháp luật trên các giao dịch dân sự phát sinh do một bên xác lập thực hiện không vì nhu cầu của gia đình hoặc các hành vi phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật thì vợ chồng không có nghĩa vụ chung. Đồng thời, hành vi cá độ bóng đá của người chồng là hành vi vi phạm pháp luật, do đó người vợ không có nghĩa vụ phải trả số nợ mà người chồng đã thua bóng đá gây ra, đó là nghĩa vụ riêng của người chồng.

 

Hãy liên hệ với GoldenLaw để được tư vấn và hỗ trợ các vấn pháp lý về đất đai, dân sự, lao động, hôn nhân gia đình. Các Luật sư của chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ pháp lý nhanh chóng nhằm đưa ra cho khách hàng những giải pháp pháp lý tối ưu.

Công ty Luật TNHH Nhân Hoà

Địa chỉ: Số 2, đường Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Chánh, TP. Thủ Đức, Hồ Chí Minh

Chi nhánh: 28/12B đường 32, phường Linh Đông, TP. Thủ Đức, Hồ Chí Minh

Hotline 24/7: 0938 657 775 (Luật sư Thuỷ)

Email: tuvangolden@gmail.com

Website: www.goldenlaw.vn

 

Xem thêm:
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon