Con riêng không có tên trong sổ hộ khẩu có được nhận thừa kế không?

 

Hiện nay, pháp luật chưa có văn bản nào quy định về thế nào là con riêng, tuy nhiên con riêng có thể được hiểu là con của một bên vợ hoặc chồng với người khác. Vợ hoặc chồng trước khi kết hôn hoặc trong thời kỳ hôn nhân lại có con với người khác thì người con này được cho là con riêng của vợ chồng. Vậy con riêng có được chia thừ kế sau khi ba, mẹ chết không? Hãy cùng Golden Law tìm hiểu.

 

  1. Phân chia tài sản chung

Theo quy định tại Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng. Việc xác định tài sản chung của vợ chồng nhằm làm rõ vấn đề phân chia di sản thừa kế sau khi người vợ hoặc chồng qua đời.

– Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

– Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

– Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Bên cạnh đó quy định theo Điều 66 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết

– Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản.

– Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.

– Trong trường hợp việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của vợ hoặc chồng còn sống, gia đình thì vợ, chồng còn sống có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế phân chia di sản theo quy định của Bộ luật dân sự.

– Tài sản của vợ chồng trong kinh doanh được giải quyết theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác.

Như vậy, nếu chồng hoặc vợ chết mà hai bên có tài sản chung thì tài sản sẽ do người vợ hoặc chồng còn sống quản lý. Bên cạnh đó theo quy định tại khoản 2 Điều 66 luật này, trường hợp “Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế”. Do vậy, vợ chồng có tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân mà một bên bị tuyên bố chết thì bên còn lại sẽ được hưởng một phân hai di sản trong tổng số lượng tài sản chung đó. Một phần hai phần di sản còn lại sẽ được chia theo thừa kế.

  1. Con không có tên trong hộ khẩu có được chia thừa kế không?

Con riêng không có tên trong hộ khẩu muốn được nhận tài sản thừa kế thì có hai trường hợp:

Trường hợp 1: Người chết để lại thừa kế cho con riêng thì người con riêng được nhận thừa kế theo di chúc, theo ý chí của người chết muốn cho người con riêng một phần di sản thừa kế khi họ chết đi thì con riêng được hưởng một phần di sản thừa kế theo nội dung di chúc.

Trường hợp 2: Người chết không để lại di chúc thì người con riêng thuộc hàng thừa kế thứ nhất, tài sản thừa kế được phân chia theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Như vậy, người con riêng là con đẻ của người chết, người này sẽ được hưởng một phần di sản của người chết để lại. Phần di sản này bằng với người đứng cùng hàng thừa kế “Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau”.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp người chết chưa nhận người con riêng, trong trường hợp này người con riêng muốn được thừa kế thì họ phải chứng minh người chết là cha hoặc mẹ đẻ của mình và việc phân chia di sản theo khoản 1 Điều 662 Bộ luật dân sự 2015 về phân chia di sản trong trường hợp có người thừa kế mới hoặc có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế “Trường hợp đã phân chia di sản mà xuất hiện người thừa kế mới thì không thực hiện việc phân chia lại di sản bằng hiện vật, nhưng những người thừa kế đã nhận di sản phải thanh toán cho người thừa kế mới một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

Như vậy, người con riêng sau khi chứng minh mình đúng là con đẻ của người đã chết thì người con này sẽ được hưởng một suất thừa kế tương ứng với hàng thừa kết thứ nhất. Trường hợp, tài sản đã phân chia xong, người con riêng mới xuất hiện thì họ sẽ được nhận một phần di sản bằng tiền của những người cùng hàng thừa kế.

 

Hãy liên hệ với GoldenLaw để được tư vấn và hỗ trợ các vấn pháp lý về đất đai, dân sự, lao động, hôn nhân gia đình. Các Luật sư của chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ pháp lý nhanh chóng nhằm đưa ra cho khách hàng những giải pháp pháp lý tối ưu.

Hotline 24/7: 0938 657 775 (Zalo)

Email: tuvangolden@gmail.com

Website: www.goldenlaw.vn

Địa chỉ: 28/12B đường 32, phường Linh Đông, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh

 

 

Xem thêm:
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon