Dưới sự phát triển ngày càng nhanh của xã hội, đã có tác động lớn đến môi quan hệ khắn khít của vợ chồng, mối quan hệ đó trở nên rời rạc. Ly hôn vắng mặt vợ hoặc chồng có được không? Thủ tục pháp lý như thế nào? Mất bao lâu thì việc ly hôn mới hoàn thành? Đó là những câu hỏi trăng trở của rất là nhiều người hiện nay. Để trả lời cho những băn khoăn của bạn hãy cùng Golden Law bên dưới:
- Thế nào là ly hôn?
Theo quy định của khoản 4 Điều 3 Luật Hôn nhân Gia đình 2014 thì “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.”
Hiện nay việc ly hôn có 2 hình thức Ly hôn thuận tình và Ly hôn đơn phương. Ly hôn thuận tình là việc vợ chồng đồng thuận với nhau về việc ly hôn, phân chia tài sản chung, quyền nuôi con, quyền cấp dưỡng cho con. Ly hôn đơn phương là một bên không chấp nhận ly hôn, họ bất hợp tác, gây khó trong quá trình giải quyết ly hôn như một bên vợ hoặc chồng không tham gia phiên hòa giải, phiên tòa để giải quyết việc ly hôn; hoặc họ vắng mặt tại nơi cư trú.
Ly hôn vắng mặt vợ hoặc chồng là gì?
- Quy định của pháp luật về sự vắng mặt của các đương sự tại phiên toà
2.1. Phiên toà vắng mặt nguyên đơn
Theo khoản 1 và điểm a Điều 227 Bộ Luật tố tụng dân sự được quy định như sau:
- Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
- Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.
- Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:
- Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật;
Ly hôn là vụ án không thể uỷ quyền cho người khác tham gia tố tụng nên nếu bạn là nguyên đơn thì bắt buộc bạn phải có mặt tại phiên toà. Nếu trong phiên toà bạn không có mặt thì Toà án sẽ xem xét trường hợp bất khả kháng hoặc có yêu cầu xét xử vắng mặt.
2.2. Phiên toà vắng mặt bị đơn
Theo Khoản 1 và điểm b,c khoản 2 Điều 227 Bộ Luật tố tụng dân sự được quy đinh như sau:
- Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
- Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa
- Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:
- Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;
- Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;
Như vậy, khi toà án triệu tập lần thứ nhất thì phải có bị đơn tham dự phiên toà nếu bị đơn vắng mặt thì Toà án sẽ tiến hành hoãn phiên toà và tiến hành hoà giải lần hai. Khi toà án triệu tập lần thứ hai, nếu bị đơn và người đại diện không có mặt thì trừ trường hợp bất khả kháng hoặc bị đơn có đơn yếu cầu xét xử vắng mắt thì: nếu bị đơn không có yếu cầu phản tố và cũng không có người đại diện tham gia phiên toà thì Toà án tiến hành xét xử vắng mặt. Trong trường hợp bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà người đại diện không tham gia phiên toà thì Toà án coi như từ bỏ yêu cầu phản tố và đình chỉ giải quyết yêu cầu phản tố đó.
- Trường hợp ly hôn vắng mặt đương sự
Đương sự vắng mặt tại nơi cư trú
Theo quy định của Điều 14 Luật cư trú 2020 thì nơi cư trú được xác định như sau: “Nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ, chồng thường xuyên chung sống. Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan.” Điều này có nghĩa là nơi ở thường trú hoặc tạm trú của vợ và chồng.
Theo đó, căn cứ theo điểm a, khoản 1 Điều 39 thì Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
Do đó, nơi cư trú là nơi mà bạn và chồng bạn đang sống hoặc nơi chỉ bạn sống. bạn có thể nộp hồ sơ lên toàn án cấp quận/huyện nơi bạn đang sinh sống để giải quyết. Đối với trường hợp bạn không xác định được nơi cư trú thì bạn nộp đơn đến Toà án cấp huyện nơi bạn đang sống kèm theo giấy xác nhận của cơ quan Công an cấp xã/phường/thị trấn.
Đối với trường hợp người chồng hoặc vợ không có nơi ở ổn định thì được giải quyết như sau:
- Căn cứ vào điểm e, khoản 1 Điều 192 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 Người khởi kiện không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo yêu cầu của Thẩm phán quy định tại khoản 2 Điều 193 của Bộ luật này.
- Trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi kiện đã ghi đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng họ không có nơi cư trú ổn định, thường xuyên thay đổi nơi cư trú, trụ sở mà không thông báo địa chỉ mới cho cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về cư trú làm cho người khởi kiện không biết được nhằm mục đích che giấu địa chỉ, trốn tránh nghĩa vụ đối với người khởi kiện thì Thẩm phán không trả lại đơn khởi kiện mà xác định người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cố tình giấu địa chỉ và tiến hành thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung.
- Trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi kiện không ghi đầy đủ, cụ thể hoặc ghi không đúng tên, địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà không sửa chữa, bổ sung theo yêu cầu của Thẩm phán thì Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện;
Cũng trong trường hợp nguyên đơn không xác định được nơi cư trú của bị đơn thì Toà án giải quyết như sau căn cứ vào điểm a Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự:
Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:
Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết.
Do vậy, Toà án vẫn giải quyết yêu cầu ly hôn của bạn nếu bạn xác định được nới ở cuối cùng của bị đơn.
Toà án tiến hành thủ tục ly hôn vắng mặt
Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì trình tự thủ tục tiến hành ly hôn phải được tiến hành thông qua 2 lần hoà giải. Nếu qua 2 lần triệu tập của Toà án mà đương sự vẫn cố tình vắng mặt thì thuộc trường hợp không tiến hành hoà giải được. Toà án tiến hành kiểm tra hồ sơ, giao nộp chứng cứ mà không tiếp tục tiến hành hoà giải và đưa vụ án ra giải quyết theo thủ tục sơ thẩm.
Việc giải quyết vụ án được tiến hành theo quy định của Điều 227 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015. Như vậy, việc không có mặt của đương sự trong quá trình hoà giải tại toà không làm ảnh hưởng đến quá trình ly hôn của đương sự. Toà án tiến hành thủ tục đơn phương ly hôn.
Chúng tôi GoldenLaw chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn về thủ tục ly hôn đơn phương và ly hôn thuận tình.
– Tư vấn quy định về trình tự thủ tục giải quyết ly hôn vắng mặt vợ/chồng;
– Các vấn đề liên quan đến quyền ly hôn của vợ, chồng;
– Thủ tục đơn phương ly hôn;
– Thủ tục thuận tình ly hôn;
– Tư vấn và cung cấp các mẫu đơn xin ly hôn
– Các vấn đề tranh chấp của vợ chồng phát sinh khi ly hôn như tranh chấp về phân chia tài sản, tranh chấp về quyền nuôi con…;
– Các vấn đề pháp lý sau khi ly hôn;
– Và tất cả các vấn đề khác liên quan đến hôn nhân, gia đình.
Hãy liên hệ với Golden Law để được tư vấn và hỗ trợ các vấn đề pháp lý hôn nhân và gia đình, các Luật sư của chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ và trợ giúp các giải pháp pháp lý nhanh chóng và hiệu quả tối ưu cho doanh nghiệp.