Sống chung như vợ chồng của nam và nữ trong xã hội hiện nay ngày càng phổ biến, điều này đã dẫn đến có rất nhiều trường hợp có con trước khi nam và nữ đăng ký kết hôn. Các mối quan hệ này có thể dẫn đến những tranh chấp không đáng có xảy ra, vậy làm sao để giành quyền nuôi con khi chưa đăng ký kết hôn? Hãy cùng GoldenLaw tìm hiểu về vấn đề này.
Quan hệ hôn nhân được xác lập khi nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về việc xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật trong hôn nhân:
Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
Như vậy, quan hệ vợ chồng chỉ được xác lập khi nam và nữ đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền. Việc xác lập quan hệ vợ chồng tạo nên mối liên hệ quyền và nghĩa vụ cho hai bên.
Trường hợp nam nữ sống chung vơi nhau như vợ chồng mà không kết hôn thì quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
- Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.
- Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.
Đối với trường hợp nam và nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không được pháp luật bảo vệ. Vì không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền và nghĩa đối với nam và nữ, pháp luật chỉ công nhận mối quan hệ vợ chồng cũng như phát sinh quyền và nghĩa vụ ở một số trường hợp nhất định. Trong trường hợp nam nữ sống chung với nhau và sau đó đăng ký kết hôn thì quan hệ hôn nhân được xác lập kể từ thời điểm đăng ký kết hôn.
Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trường hợp không đăng ký kết hôn
Theo quy định tại Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.
Nam và nữ không có đăng ký kết hôn mà sống chung với nhau như vợ chồng bị hạn chế một số quyền và nghĩa vụ, tuy nhiên họ bắt buộc phải có nghĩa vụ với con của họ khi họ chưa đăng ký kết hôn mà đã có con. Việc này đảm bảo quyền lợi cho đứa trẻ để chúng được nuôi dưỡng và bảo vệ.
Căn cứ vào Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
- Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
- Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
- Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Như vậy, đối với vợ chồng đã đăng ký kết hôn hay chưa đăng ký kết hôn thì quyền của họ đối với con cái của mình là như nhau. Pháp luật khuyến khích hai bên nam nữ tự thoả thuận với nhau về quyền trông nom, nuôi dưỡng con cái. Nếu hai bên không tự thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. Trường hợp con từ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con, còn trong trường hợp con dưới 36 tháng tuổi thì được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Như vậy con ở độ tuổi từ 36 tháng đến dưới 7 tuổi thì Toà án sẽ xem xét về khả năng tài chính của hai bên vợ hoặc chồng, điều kiện sinh sống, sức khoẻ của cha, mẹ để quyết định quyền nuôi dưỡng, mục đích cuối cùng là cho đứa trẻ có được môi trường phát triển, giáo dục tốt nhất. Các bên chồng hoặc vợ có nghĩa vụ chứng minh các điều kiện nuôi dưỡng của mình bằng những tài liệu, hồ sơ liên quan và nộp lên Toà án để xem xét giải quyết.
Xem thêm bài viết
- Tư vấn Nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ sau ly hôn
- Tư vấn ly hôn nhanh
- Tư vấn giải quyết tranh chấp sau ly hôn
Hãy liên hệ với GoldenLaw để được tư vấn và hỗ trợ các vấn pháp lý về dân sự, hôn nhân gia đình. Các Luật sư của chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ pháp lý nhanh chóng nhằm đưa ra cho khách hàng những giải pháp pháp lý tối ưu.
Hotline 24/7: 093 865 77 75 (Zalo)
Email: tuvangolden@gmail.com
Website: www.goldenlaw.vn
Địa chỉ: 28/12B đường 32, phường Linh Đông, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh