Bồi thường do vi phạm thỏa thuận đào tạo là vấn đề được cả người lao động và người sử dụng lao động quan tâm. Thực tế việc cho người lao động đi đào tạo tay nghề và sau đó xảy ra tranh chấp vẫn thường xuyên xảy ra trong các doanh nghiệp. Vậy pháp luật quy định bồi thường chi phí đào tạo là gì? Căn cứ nào để bồi thường chi phí? Trong trường hợp nào người lao động phải bồi thường chi phí đào tạo? Hãy cùng Golden Law tìm hiểu vấn đến đề này.
- Học nghề, tập nghề và điều kiện làm việc cho người lao động là gì?
Theo quy định Điều 61 Bộ Luật lao động 2019 quy định về việc học nghề, tập nghề cho người lao động
– Học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động
- Học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc. Thời gian học nghề theo chương trình đào tạo của từng trình độ theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
- Tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để hướng dẫn thực hành công việc, tập làm nghề theo vị trí việc làm tại nơi làm việc. Thời hạn tập nghề không quá 03 tháng.
– Điều kiện để làm việc cho người sử dụng lao động khi người lao động được học nghề, tập nghề
- Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình thì không phải đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; không được thu học phí; phải ký hợp đồng đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
- Người học nghề, người tập nghề phải đủ 14 tuổi trở lên và phải có đủ sức khỏe phù hợp với yêu cầu học nghề, tập nghề. Người học nghề, người tập nghề thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành phải từ đủ 18 tuổi trở lên, trừ lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao.
- Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, người tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận.
- Hết thời hạn học nghề, tập nghề, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật này.
Để đảm bảo quyền lợi của người lao động thì người sử dụng lao động phải thoả mãn các điều kiện trên
- Hợp đồng đào tạo và chi phí đào tạo
Theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 62 Bộ luật lao động 2019 về hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề
- Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.
Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Nghề đào tạo;
b) Địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo;
c) Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo;
d) Chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;
đ) Trách nhiệm của người sử dụng lao động;
e) Trách nhiệm của người lao động.
Bên cạnh đó, chi phí đào tạo được quy định tại khoản 3 Điều 62 Bộ Luật lao động 2019 “Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo”.
Như vậy, người lao động được người sử dụng lao động cử đi học tập đào tạo ở trong hoặc ngoài nước điều phải ký kết hợp đồng đào tạo. Người lao động sau khi được đào tạo nghề phải có trách nhiệm đối với những cam kết, thỏa thuận mà họ đã ký kết với người sử lao động. Khi người lao động vi phạm nghĩa vụ đã cam kết với người sử dụng lao động thì họ có nghĩa vụ hoàn trả cho chi phí theo quy định tại Điều 40 Bộ Luật lao động 2019.
- Người lao động bồi thường hợp đồng lao động
Theo quy định Điều 40 Bộ Luật lao động 2019 về nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
Không được trợ cấp thôi việc.
Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.
Như vậy, theo quy định trên thì người lao động trong trường hợp vi phạm thoả thuận đào tạo với người sử dụng lao động thì người lao động phải có nghĩa vụ theo khoản 3 Điều 40 Bộ Luật lao động 2019. Người lao động “Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này”. Người lao động phải hoàn trả cho người sử dụng lao động số tiền mà người sử dụng lao động đầu tư vào việc học tập của người sử dụng lao động.
Hãy liên hệ với GoldenLaw để được tư vấn và hỗ trợ các vấn pháp lý về đất đai, dân sự, lao động, hôn nhân gia đình. Các Luật sư của chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ pháp lý nhanh chóng nhằm đưa ra cho khách hàng những giải pháp pháp lý tối ưu.
Hotline 24/7: 0938 657 775 (Zalo)
Email: tuvangolden@gmail.com
Website: www.goldenlaw.vn
Địa chỉ: 28/12B đường 32, phường Linh Đông, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh