Contents
- Thỏa thuận với doanh nghiệp không mang thai, nay lỡ có bầu thì sao?
- 1. Doanh nghiệp không có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp sau:
- 2. Những quy định của hợp đồng lao động
- 3. Vi phạm cam kết không mang thai, Công ty có được đuổi việc người lao động?
- 4. Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng vì lý do lao động nữ mang thai sẽ bị xử lý theo chế tài nào?
Thỏa thuận với doanh nghiệp không mang thai, nay lỡ có bầu thì sao?
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp vì để tự bảo vệ quyền lợi của mình trong các chi phí phát sinh từ việc mang thai đối với những người lao động, vì lý do này người sử dụng lao động buộc người lao động phải cam kết về việc không kết hôn hoặc là không được mang thai trong thời gian làm việc tại doanh nghiệp. Điều này có trái với quy định của pháp luật không? Hãy cùng Công ty Luật TNHH Nhân Hoà tìm hiểu:
1. Doanh nghiệp không có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp sau:
Theo khoản 3 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 bảo vệ thai sản “người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới”.
2. Những quy định của hợp đồng lao động
Ở một số doanh nghiệp vì muốn hạn chế việc gián đoạn trong công việc do thời gian nghỉ thai sản của người lao động nữ, người sử dụng lao động thường bắt buộc người lao động cam kết không kết hôn, sinh con trong thời gian làm việc cho người sử dụng lao động.
Tuy nhiên, việc cam kết này đã vi phạm nghiêm trọng đến quyền của vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình. Cụ thể, tại khoản 1 Điều 10 Pháp lệnh về dân số 2013 “Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản: Quyết định thời gian và khoảng cách sinh con;”
Theo đó, cam kết không kết hôn, sinh con trong thời gian làm việc cho người sử dụng lao động là cam kết trái quy định pháp luật. Vì thế dù cho đã có sự chấp thuận của người lao động thì cam kết này cũng không có giá trị ràng buộc pháp lý đối với người lao động. Hiệu lực của hợp đồng lao động ở điều khoản về việc phụ nữ không được mang thai sẽ bị vô hiệu. Việc, thỏa thuận với người lao động không mang thai là trái pháp luật.
3. Vi phạm cam kết không mang thai, Công ty có được đuổi việc người lao động?
Theo quy định của pháp luật, do bản cam kết không mang thai trong thời gian làm việc tại doanh nghiệp không có giá trị pháp lý, nên trong quá trình làm việc người lao động vẫn có quyền lựa chọn thời điểm mang thai của mình dù trước đó đã ký cam kết. Bên cạnh đó tại khoản 2 Điều 5 Bộ luật lao động năm 2019 quy định nghĩa vụ của người lao động như sau: “Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;
b) Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;
c) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.”
4. Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng vì lý do lao động nữ mang thai sẽ bị xử lý theo chế tài nào?
Theo quy định Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP ngày 17/01/2022 mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần.
“Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân”.
Bên cạnh đó, điểm i Điều 2 Nghị định 12/2022 NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2022 quy định mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
“Sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự”;
Từ những lý do trên, theo điểm c khoản 3 Điều 28 Nghị định 12/2022 NĐ-CP ban hành ngày 17 tháng 01 năm 2022 “Buộc người sử dụng lao động nhận người lao động trở lại làm việc khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm i khoản 2 Điều này”.
Hãy liên hệ với Công ty Luật TNHH Nhân Hoà để được tư vấn và hỗ trợ các vấn pháp lý về đất đai, dân sự, lao động, hôn nhân gia đình. Các Luật sư của chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ pháp lý nhanh chóng nhằm đưa ra cho khách hàng những giải pháp pháp lý tối ưu.
Công ty Luật TNHH Nhân Hoà
Địa chỉ: Số 2, đường Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, Hồ Chí Minh
Chi nhánh: 28/12B đường 32, phường Linh Đông, TP. Thủ Đức, Hồ Chí Minh
Hotline 24/7: 0938 657 775 (Luật sư Thuỷ)
Email: tuvangolden@gmail.com
Website: www.goldenlaw.vn