Xe bị ngập nước do bão lũ – Trách nhiệm bồi thường thiệt hại?

Xe bị ngập nước do bão lũ – Trách nhiệm bồi thường thiệt hại?

Các hiện tượng thời tiết cực đoan, bất thường diễn ra ngày càng thường xuyên. Hằng năm Việt Nam phải đón nhận rất nhiều những trận bão lớn nhỏ, kéo theo tình trạng lũ quét, sạt lỡ, xói mòn đất diễn ra. Điều đó gây ảnh hưởng lớn đối với đời sống và tài sản của bà con. Tài sản như nhà cửa, nội thất, xe cộ hư hỏng nặng. Một điều đáng quan tâm là tài sản hư hỏng do bão lũ thì về pháp lý trách nhiệm bồi thường thuộc về đơn vị nào? Ai là người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người dân? Tất cả sẽ được Golden Law lý giải bên dưới.
1. Bồi thường thiệt hại là gì?
Bồi thường thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần là việc bù đắp những mất mát do nguyên nhân nào đó xảy ra thiệt hại hư hỏng về tài sản, về vật chất hoặc thiệt hại về mặt tinh thần liên quan đến sức khoẻ, tính mạng con người. Theo quy đinh của Bộ Luật dân sự 2015 thì bồi thường thiệt hại có 2 hình thức: Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Đối với bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là thiệt hại xảy ra trong mối quan hệ giữa hai bên hay nhiều bên mà thiệt hại xảy ra được giải quyết trong phạm vi hợp đồng đã thoả thuận trước.
Đối với bồi thường thiệt hại ngoài hợp đông là trách nhiệm dân sự không phát sinh từ quan hệ hợp đồng, người nào có hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền lợi hợp pháp của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại … Vậy xe bị hư hỏng do bảo lũ gây ra thì có được bồi thường không? Ai sẽ là người bồi thường? Đó luôn là thắc mắc đối với nhiều người.

2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do thiên tai đối với tài sản của mình
Căn cứ khoản 1 Điều 584 Bộ Luật dân sự 2015 quy định phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
Quy định trên cho thấy người có hành vi gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị hại. Còn đối với thiệt hại không do con nười mà do thiên tai thì không ai phải có trách nhiệm bồi thường.
Cũng theo Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau:
1.1. Phải có thiệt hại xảy ra.
Thiệt hại bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn thất về tinh thần.
1.2. Phải có hành vi trái pháp luật.
Hành vi trái pháp luật là những xử sự cụ thể của con người được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái với các quy định của pháp luật.
1.3. Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật. Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại.
1.4. Phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại.

Những yếu tố trên là cơ sở để xác đinh được thiệt hại ngoài hợp đồng và thấy được phạm vi thiệt hại đối với tài sản là xe hoặc các tài sản khác khi bị lũ lụt, thiên tai làm hư hỏng, chết thì không có ai phải chịu trách nhiệm vì không có yếu tố trái pháp luật và yếu tố lỗi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thiệt hại xảy ra rơi vào sự kiện bất khả kháng, nhưng không được xét yếu tố lỗi, thì người bị thiệt hại vẫn được bồi thường.

2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra do thiên tai đối với tài sản mượn, cầm cố, thế chấp
Như vậy, đối với trường hợp xe đó không phải của mình mà là tài sản mượn, cầm cố, thế chấp nhưng thiên tai làm hư hỏng thì có cần phải bồi thường không?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 584 Bộ Luật dân sự quy định
Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Như vậy, người chiếm hữu xe không phải bồi thường thiệt hại khi rơi vào sự kiện bất khả kháng. Bởi vì, lũ được xác định là do thiên tai, không có sự tác động nào của con người gây ra, nên nó được xem là sự kiện bất kháng. Thiệt hại xảy ra trong sự kiện bất khả kháng theo quy định của khoản 1 Điều 156 Bộ Luật dân sư 2015 sự kiện bất khả kháng là:
1. Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình;

Do đó, đối với người đang chiếm hữu tài sản, họ biết rõ sẽ có thiên tai, lũ lụt diễn ra. Nhưng họ không có biện pháp, phương án di dời xe đi nơi khác nhằm tránh gây hậu quả nghiêm trọng thì họ vẫn phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra.
Như vậy, từ những quy định trên nếu bạn là người đang sở hữu và chiếm hữu xe nhưng xe bạn bị hư hỏng nặng do lũ lụt. Thì bạn có thể đên cơ quan bảo hiểm xe nếu bạn đã mua bảo hiểm, có thể họ sẽ xem xét bảo hiểm sửa chữa cho bạn nếu bạn đủ điều kiện.

Xem thêm:
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon